Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

The Art of Game Design: A book of lenses - Nghệ thuật thiết kế game - Chương 1 - Đầu tiên, đây là những nhà thiết kế

Mình là dân kỹ thuật, nhưng cũng là người mới trong lĩnh vực này, trình độ tiếng anh hạn chế, vì vậy sẽ dịch theo ý hiểu, và giữ lại những từ mình cho là thuật ngữ chuyên ngành (không cần thiết phải tìm từ tiếng việt thay thế). Các bạn có ghé qua xin hãy góp ý để mình có thể làm hoàn thiện hơn, và xin đừng nói lời cay đắng vì dù sao mình cũng có ý tốt, mong muốn đóng góp cho cộng đồng :D


Mình dịch cuốn này với hi vọng giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công viêc thiết kế game, và giúp các bạn có khả năng tiếng anh hạn chế hoặc không đủ thời gian dịch có thể tham gia thiết kế và làm game cho riêng mình.



Hi vọng việc làm game sẽ dành cho tất cả mọi người.



Tùy thời gian mình sẽ cố gắng dịch những phần tiếp theo.

-------
Lược dịch từ cuốn sách The Art of Game Design: A book of lenses của tác giả Jesse Schell
Thông tin về tác giả: http://en.wikipedia.org/wiki/Jesse_Schell
Rất cảm ơn tác giả cuốn sách mặc dù không có gan gửi mail xin phép mà tự ý dịch.
-------
Download bản tiếng anh: Tự google nhé ;)
-------
Tuấn Vũ dịch với sự trợ giúp của Google Translate :D
-------
Phần trước: Phần 1: Hello
------- ------- ------- ------- ------- ------- -------


Chương 1:
In the Beginning, 

There Is the Designer




Những từ kỳ diệu
Những bạn muốn trở thành nhà thiết kế game thường hỏi tôi, “Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?” Và câu trả lời rất đơn giản: “Thiết kế game. Ngay bây giờ! Thậm chí không cần đọc hết cuốn sách này! Hãy bắt đầu làm! Luôn và ngay! ”

Và một số làm theo những gì tôi nói. Nhưng nhiều người thì không, họ không tin.
Bạn chỉ có thể trở thành một nhà thiết kế game bằng cách thiết kế game, nhưng chính xác là nên bắt đầu như thế nào? Nếu bạn có câu hỏi như vậy, thì câu trả lời rất đơn giản. Chỉ cần nói những lời kỳ diệu dưới đây (Nói to những điều bản thân muốn làm và mục tiêu của bản thân là cách tự tạo động lực cho bản thân, cái này mình thấy được áp dụng ở khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khi tiếp cận với cái mới - ND):

Tôi là một nhà thiết kế game

Nghiêm túc đấy. Nói thành lời, ngay bây giờ. Đừng ngại - không có ai ở đây ngoại trừ bạn.

Bạn làm rồi đúng không? Nếu đúng, xin chúc mừng. Bây giờ bạn đã là một nhà thiết kế game rồi. Có lẽ bạn cảm thấy, ngay lúc này, bạn không thực sự là một nhà thiết kế game. Thế là tốt, bởi vì như chúng ta sẽ khám phá ngay bây giờ, mọi người sẽ trở thành ai mà họ muốn, bắt đầu từ việc giả như đã trở thành người đó. Chỉ cần giả vờ, làm những điều bạn nghĩ rằng một nhà thiết kế game sẽ làm, và chẳng bao lâu, bạn sẽ trở thành nhà thiết kế game. Nếu muốn tăng thêm sự tự tin, chỉ cần lặp lại một lần nữa: Tôi là một nhà thiết kế game.
Đôi khi, tôi lặp lại chúng như thế này:

Bạn là ai?
Tôi là một nhà thiết kế game.
Không, chả giống tẹo nào.
Tôi  một nhà thiết kế game .
Thiết kế cái gì cơ?
Tôi là một nhà thiết kế game.
Ý bạn là ngồi chơi game á?
Tôi là một nhà thiết kế game .

Game được xây dựng dựa trên lòng tin, nghe có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng đó là điều tốt nhất bạn có thể làm khi bắt đầu. Nếu bạn nghi ngờ về khả năng của bản thân, thì đó chính là thứ kìm hãm bạn. Là một người mới trong linh vực này, bạn sẽ nghĩ rằng “Tôi chưa bao giờ làm việc này - Tôi không biết nên làm gì. ” Một khi bạn có một ít kinh nghiệm, bạn sẽ nghĩ rằng “kỹ năng của tôi là quá ít – lĩnh vực này quá mới. Có lẽ tôi sẽ thử ở một lĩnh vực khác. ” Và khi bạn là một người có kinh nghiệm, bạn sẽ nghĩ rằng “Thế giới có quá nhiều thứ. Và có lẽ tôi đã mất khả năng tiếp cận với cái mới. ”

Hãy bỏ hết những suy nghĩ này đi, nó sẽ không giúp gì được cho bạn cả. Đừng nghĩ đến khả năng, có thể hoặc không thể. Nếu bạn tiếp xúc với những bộ óc sang tạo, họ không giống nhau nhưng có một điểm tương đồng: Đầu óc họ bị thiếu mất nỗi sợ bị chế giễu. Một số sáng kiến vĩ đại chỉ có từ những người thành công bởi vì họ đã quá ngu ngốc để không nhận ra rằng những gì họ đã làm là không thể. 

Thiết kế game là việc đưa ra quyết định, và quyết định phải được thực hiện với sự tự tin. Có thể thất bại không? Tránh sao được. Bạn sẽ thất bại một lần, và một lần nữa, và một lần nữa. Bạn sẽ thất bại rất nhiều lần trước khi bạn thành công. Nhưng thất bại là con đường duy nhất dẫn đến thành công. 



Những kỹ năng (skills - ND) cần có của một nhà thiết kế game?
Nói một cách ngắn gọn, đó là tất cả mọi thứ. Hầu như bất cứ điều gì mà bạn có thể làm tốt đều có thể trở nên hữu ích cho công việc thiết kế game. Dưới đây là một số các lĩnh vực, được liệt kê theo thứ tự abc (abc theo tiếng anh nhé - ND):

Animation (Các bạn nên tìm hiểu thêm về từ này trên google :D - ND) - game hiện đại có đầy đủ các thành phần giúp cho nhân vật trở nên sống động. Từ ​​”animation” có nghĩa là “to give life (đại khái là trao sự sống cho nhân vật và thế giới trong game, làm cho nhân vật trở nên sống động hơn, mình không biết dịch thế nào :D - ND)”. Tìm hiểu về khả năng và giới hạn của các animation sẽ cho phép bạn tạo ra những ý tưởng thiết kế thế giới chưa từng có.
Nhân chủng học - Bạn sẽ có những đối tượng trong một môi trường sống mà game của bạn tạo nên.
Kiến trúc - Bạn sẽ được thiết kế nhiều hơn các tòa nhà - bạn sẽ có thể thiết kế cả những thành phố và thế giới. Sự hiểu biết về kiến ​​trúc, là sự hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và không gian.
Động não (kích não) - Bạn sẽ cần phải biết cách tạo ra những ý tưởng mới.
Kinh doanh - Ngành công nghiệp game chỉ ra rằng, đây là một ngành công nghiệp thực sự. Hầu hết các game được làm ra để phục vụ mục đích kinh doanh. Bạn càng có kiến thức về kinh doanh thì game của bạn càng có cơ hội trở thành hiện thực.
Điện ảnh - Nhiều game sẽ có những đoạn phim trong đó. Hầu như game hiện đại đều có một máy quay ảo. Bạn cần phải hiểu nghệ thuật điện ảnh nếu bạn muốn tạo ra những trải nghiệm cảm xúc cho người chơi.
Truyền thông - Bạn sẽ cần nói chuyện với những người trong tất cả các lĩnh vực được liệt kê ở đây, thậm chí là nhiều hơn nữa. Bạn sẽ cần phải giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề truyền đạt thông tin, và biết được những người làm cùng bạn, khách hàng của bạn, và đối tượng mà bạn hướng tới thực sự cảm nhận về game của bạn như thế nào.
Viết sáng tạo - Bạn sẽ tạo ra cả một thế giới ảo, những quần thể sống trong đó, và quyết định những sự kiện sẽ xảy ra ở đó.
Kinh tế - Nhiều game hiện nay có trong đó một nền kinh tế ảo phức tạp. Sự hiểu biết về các quy luật kinh tế có thể sẽ hữu ích.
Kỹ thuật - game hiện đại liên quan đến một số công nghệ phức tạp nhất hiện nay. Nhà thiết kế game phải hiểu những giới hạn và khả năng của công nghệ.
Lịch sử - Nhiều game sử dụng những bối cảnh lịch sử có thật hoặc có những yếu tố lịch sử trong đó. Ngay cả những người làm game giả tưởng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lịch sử.
Quản lý - Một đội ngũ làm việc cùng hướng tới một mục tiêu, luôn cần có một vài cách quản lý. Thiết kế tốt có thể thành công ngay cả khi quản lý không tốt, ví dụ như cách “quản lý từ bên dưới” để công việc có thể hoàn thành được theo ý mình.
Toán học - Game sẽ bao hàm nhiều mảng trong toán học, xác suất, phân tích rủi ro, hệ thống tính điểm, .... Một nhà thiết kế giỏi không sợ việc phải đi sâu tìm hiểu về toán học.
Âm nhạc - Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn. Nếu game của bạn sẽ thực sự muốn chạm được tới tâm hồn của người chơi, để họ đắm mình trong thế giới game, bạn không thể làm điều đó mà không có âm nhạc.
Tâm lý học - Mục tiêu của bạn là làm cho một con người vui vẻ. Bạn phải hiểu suy nghĩ của con người hoạt động như thế nào.
Nói trước đám đông - Bạn sẽ thường xuyên phải trình bày ý tưởng của bạn với nhóm. Đôi khi bạn sẽ phải tranh luận với họ, đôi khi là thuyết phục họ về ý tưởng thiên tài của bạn. Dù mục đích là gì, bạn cần phải tự tin, rõ ràng, tự nhiên và thú vị, hoặc mọi người sẽ nghi ngờ bạn không biết những gì mà chính bạn đang làm.
Thiết kế âm thanh – Âm thanh có thể giúp người chơi biết (tưởng tượng) họ đang ở đâu.
Viết tài liệu kỹ thuật - Bạn cần phải tạo tài liệu mô tả rõ ràng cho thiết kế phức tạp của bạn mà không có lỗi nào.
Kỹ thuật đồ họa - game của bạn sẽ có yếu tố đồ họa. Bạn cần biết một công cụ vẽ đồ họa nào đó để mô tả thế giới mà bạn muốn xây dựng.

Và tất nhiên, còn nhiều nữa. Khó, đúng không? Làm thế nào để có được tất cả những cái này? Thực tế là không ai làm được. Tuy nhiên, nhiều trong số này là những thứ bạn đang làm việc cùng hoặc tiếp xúc hàng ngày, tuy không phải là giỏi. Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế game cần phải tự tin và không sợ hãi. Nhưng có một kỹ năng đó là chìa khóa cho tất cả những cái khác.



Kỹ năng quan trọng nhất
Trong tất cả các kỹ năng được đề cập ở trên, có một kỹ năng rất quan trọng, và nó có vẻ rất xa lạ đối với hầu hết mọi người, thậm chí tôi không liệt kê nó. 

Nhiều người đoán là “sáng tạo”, và tôi cho rằng đây là kỹ năng quan trọng thứ hai. Một số đoán là “tư duy phê phán” hay “logic vì chúng ta có định nghĩa thiết kế game là đưa ra quyết định. Những kỹ năng đó thực sự quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất. Một số nói đó là “truyền thông” hoặc “nói trước đám đông”. Nói chắc chắn là một kỹ năng quan trọng, nhưng giao tiếp và thiết kế game tốt được bắt nguồn từ một cái gì đó xa hơn và cơ bản hơn.

Lắng nghe.

Các kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà thiết kế game là lắng nghe.

Game thiết kế phải lắng nghe nhiều điều. Có thể xếp thành năm nhóm chính: Nhóm làm việc, người chơi, game, khách hàng, và bản thân nhà thiết kế. Hầu hết nội dung trong cuốn sách này sẽ nói về việc làm thế nào để lắng nghe năm điều trên.

Điều này nghe có vẻ vô lý cho bạn. Làm thế nào để việc lắng nghe hỗ trợ công việc của chúng ta?
Bằng cách lắng nghe, ý tôi không đơn thuần là nghe những gì được nói. Ý tôi là nghe một cách thấu đáo. 

Ví dụ, bạn đang làm việc, và bạn thấy bạn của bạn, Fred. ”Hi, Fred, khỏe không? ” Bạn nói. Fred cau mày, nhìn xuống, thay đổi trọng tâm một cách không thoải mái, dường như cố tìm một từ để nói, và sau đó nói khẽ, không nhìn vào mắt bạn: “Uh, tốt, tôi nghĩ vậy. ”Và sau đó, anh ta hít một hơi thật sâu, nhìn vào mắt bạn, và nói to hơn một chút “Tớ, uh, tốt. Còn cậu? ”

Vậy là Fred đang thấy ổn? Vậy là tốt rồi. Nếu bạn chỉ nghe qua, bạn có thể sẽ rút ra kết luận đó. Nhưng nếu bạn lắng nghe kỹ hơn, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của Fred, biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói và cử chỉ, bạn có thể nghe một thông điệp rất khác: “Thực ra, tôi không tốt. Tôi có một số vấn đề mà tôi nghĩ rằng tôi có thể nói với bạn. Nhưng tôi sẽ không làm điều đó trừ khi bạn nhận ra (bạn nhận ra khi bạn thực sự quan tâm đến tôi), bởi vì đó là vấn đề cá nhân. Nếu bạn không muốn biết, tôi sẽ không nói, và tôi sẽ giả vờ rằng mọi thứ đều ổn. ”.

Khi bạn lắng nghe kỹ, quan sát tất cả mọi thứ và không ngừng tự hỏi mình: ”Có đúng không? ”“ Tại sao nó là như vậy? ”“ Đây có phải là điều mà họ cảm thấy không?”“ Điều đó nghĩa là gì?



Năm đối tượng lắng nghe
Bởi vì thiết kế game là một mạng lưới liên kết với nhau như vậy, chúng tôi sẽ được tham quan và xem xét năm đối tượng lắng nghe, và tìm hiểu mối liên kết của chúng trong suốt cuốn sách này.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe team (nhóm làm việc - ND) của bạn (Chương 23 và 24), kể từ khi bắt đầu xây dựng game và đưa ra quyết định thiết kế game cùng họ. Bạn có nhớ danh sách những kỹ năng cần có không? Làm việc nhóm, bạn sẽ có thể có gần như toàn bộ kỹ năng trong danh sách đó. Nếu bạn có thể lắng nghe sâu sắc cho nhóm của bạn, và thật sự giao tiếp với họ, bạn sẽ có một nhóm thống nhất, như thể, tất cả các bạn chia sẻ những kỹ năng với nhau.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe người chơi của bạn(Chương 8, 9, 21, 22, và 30), vì đó là những người sẽ chơi game của bạn. Cuối cùng, nếu họ không hài long thì có nghĩa là bạn đã thất bại. Và cách duy nhất để biết điều gì sẽ làm cho họ vui vẻ là lắng nghe và đón nhận những ý kiến từ họ.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe game của bạn (hầu hết các chương trong cuốn sách). Nó có nghĩa là bạn sẽ làm quen với game của bạn từ trong ra ngoài. Giống như một thợ cơ khí có thể kiểm tra một chiếc xe bằng cách nghe tiếng động cơ, bạn sẽ nhận ra những cái chưa đúng trong game bằng cách “lắng nghe” khi nó chạy.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe khách hàng của bạn (Chương 27-29). Khách hàng là một trong những người trả tiền để bạn thiết kế game, và nếu bạn không đáp ứng được những gì họ muốn, họ sẽ tìm người khác. Chỉ bằng cách lắng nghe họ, bạn sẽ biết họ thực sự muốn gì

Và cuối cùng, bạn sẽ cần phải lắng nghe bản thân bạn (Chương 1, 6 và 32). Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đối với nhiều người, nó là đối tượng khó nhất. Nếu bạn có thể làm chủ nó, nó sẽ là một trong những công cụ mạnh nhất của bạn.



Bí mật của năng khiếu
Sau tất cả những gì đã nói ở trên, bạn đã hiểu thêm được chút ít. Bạn có thể tự hỏi, liệu thiết kế game có thực sự dành cho mình hay không? Bạn có thể thấy rằng, những nhà thiết kế game luôn có những kỹ năng, giống như là một năng khiếu đặc biệt cần cho công việc. Nó đến với họ rất tự nhiên, và mặc dù bạn thích game, bạn tự hỏi, liệu bạn có năng khiếu để trở thành một nhà thiết kế thành công không? Đây là một bí mật nhỏ về năng khiếu. Có hai loại.

Đầu tiên, đó là năng khiếu bẩm sinh - năng khiếu nhỏ. Nếu bạn có điều này, một năng khiếu như thiết kế game, toán học, hoặc chơi piano... Bạn có thể làm điều đó dễ dàng, gần như không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết sẽ làm công việc liên quan đến nó. Có hàng triệu người, với những năng khiếu của họ, mặc dù có khả năng, nhưng họ không bao giờ làm được điều tuyệt vời với kỹ năng xuất sắc của mình, đơn giản là vì họ thiếu năng khiếu lớn.

Năng khiếu lớn đó chính là tình yêu của công việc. Điều này nghe quá nhiều rồi. Làm thế nào mà tình yêu công việc lại quan trọng hơn các kỹ năng khác? Vì một lý do đơn giản: Nếu bạn có tình yêu với công việc thiết kế game, bạn sẽ thiết kế game bằng mọi cách và sử dụng tất cả những gì bạn có. Và bạn sẽ tiếp tục làm việc đó. Và qua thực hành, kỹ năng thiết kế game của bạn, giống như cơ bắp, sẽ phát triển và trở nên mạnh hơn, cho đến khi các kỹ năng của bạn tốt hơn, tốt hơn cả những người chỉ có những năng khiếu nhỏ. Và mọi người sẽ nói, “Wow. Đây đúng là một nhà thiết kế game bẩm sinh. ”Họ sẽ nghĩ rằng bạn có năng khiếu nhỏ, tất nhiên, chỉ có bạn sẽ biết nguồn gốc bí mật kỹ năng của bạn, đó là kỹ năng lớn: tình yêu công việc.

Nhưng có lẽ bạn không chắc là bạn có năng khiếu nào đó hay không. Bạn không chắc chắn bạn có thực sự thích công việc thiết kế game hay không. Tôi đã gặp nhiều sinh viên bắt đầu thiết kế game vì tò mò, chỉ để thấy họ ngạc nhiên và họ đã bắt đầu yêu thích công việc này như thế nào. Tôi cũng đã gặp những người nghĩ rằng, thiết kế game là con đường của họ. Một số thậm chí đã có những năng khiếu nhỏ nào đó. Nhưng khi họ họ bắt đầu thực sự thì họ thấy rằng họ đã nhầm.

Chỉ có một cách để biết bạn có năng khiếu nào hay không. Bắt đầu bước đi và lắng nghe xem con đường bạn đang đi có làm cho trái tim của bạn cất lên tiếng hát hay không?

Vì vậy, hãy thuộc lòng những từ kỳ diệu, và nói chúng thành lời!

Tôi là một nhà thiết kế game.
Tôi  một nhà thiết kế game .
Tôi là một nhà thiết kế game .
Tôi là một nhà thiết kế game .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét